Phèn chua

Phèn chua là gì?

  • Phèn chua là muối sunfat kali nhôm (kali alum). Tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng tinh hoặc trắng đục, có kích thước to nhỏ không đều và tan nhanh trong nước. Khi nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng xốp, nhẹ được gọi là phàn phi hoặc khô phàn.

----------------------------------------------------

Phèn chua có công dụng gì?

  • Theo y học cổ truyền, phèn chua có vị chua, không độc, tính hàn, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, thường dùng chữa một số bệnh ngoài da như: hắc lào, chốc, nước ăn chân,...
  • Trong cuộc sống sinh hoạt, phèn chua được dùng để lọc tạp chất trong nước và ngâm rửa thực phẩm.
  • Một số công dụng của phèn chua:
    • Làm giảm vết loét, vết thương ngoài da:
      • Do có khả năng sát trùng hiệu quả, vì vậy phèn chua được dùng trong việc hỗ trợ tình trạng vùng da bị loét hoặc viêm loét ở niêm mạc miệng. Giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương và ức chế các loại vi khuẩn, virus có hại.
      • Việc sử dụng phèn chua trong điều trị vết bỏng cũng được áp dụng tuy nhiên có tính chua nên khi sử dụng nên lưu ý hơn về khả năng gây xót.
    • Loại bỏ mùi hôi miệng
      • Phèn chua có đặc tính sát trùng và khử mùi rất tốt, giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Dùng hằng ngày bằng cách hòa với nước và súc miệng để làm sạch và loại bỏ mùi hôi miệng. Việc này cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh về nha khoa, tai mũi họng.
    • Phèn chua giúp cầm máu
      • Từ một số nghiên cứu cho thấy phèn chua có tác dụng cầm máu rõ rệt đối với những vết thương hở. Có thể dùng phèn chua tán bột rắc lên vết thương để giảm tình trạng chảy máu kéo dài đồng thời giúp giảm khả năng bị nhiễm trùng vết thương.
    • Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da
      • Do có khả năng ức chế vi khuẩn,và kiểm soát hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da.vì vậy dược liệu này còn được sử dụng để điều trị bệnh nấm da thường gặp.
      • Theo hướng dẫn từ bác sĩ, ngâm chân với nước ấm hòa với 2 – 3 muỗng canh bột phèn chua trong 20 phút có thể giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa tình trạng lây lan nấm.
    • Phèn chua giúp khử mùi cơ thể
      • Do thành phần có chứa nhôm – đây là khoáng chất có khả năng khử mùi hôi hiệu quả. Vì vậy, phèn chua còn được tận dụng để khử mùi hôi miệng, hôi nách và hôi chân. Lưu ý về tần suất sử dụng vì thường xuyên dùng có thể gây khô da. Có thể dùng 2 lần/ tuần.
    • Khả năng làm giảm nếp nhăn
      • Có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, nghệ, khoai tây, cà chua... để nuôi dưỡng làn da và ngăn ngừa quá trình lão hóa do phèn chua có tác dụng se, hỗ trợ việc duy trì làn da căng bóng, đàn hồi và giảm nguy cơ hình thành các nếp nhăn.
    • Trị mụn nhọt và mụn trứng cá
      • Nguyên nhân gây mụn nhọt và mụn trứng cá là do vi khuẩn gây ra (thường là vi khuẩn P. acnes), đây là một dạng viêm da có mủ. Có thể dùng phèn chua thoa lên mụn nhọt sẽ làm ức chế vi khuẩn, khô mụn và giảm sưng viêm đáng kể.
    • Giảm viêm nhiễm ở âm đạo
      • Phèn chua có thể được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo nhờ đặc tính làm se da và sát trùng. Trong trường hợp này, sử dụng phèn chua bằng cách hòa với nước ấm và dùng để ngâm rửa vùng kín cũng như để điều trị các bệnh phụ khoa khác.
      • Tuy nhiên nên lưu ý về tần suất vì có thể gây khô âm đạo, có tác dụng phụ không mong muốn.
    • Cải thiện tình trạng tiêu chảy
      • Do có đặc tính hút ẩm nên phèn chua còn được tận dụng để trị chứng tiêu chảy. Cách dùng: Hòa 1 thìa đường phèn với nước ấm và cho người bệnh uống có thể giảm lượng nước trong ruột kết và ngăn ngừa tình trạng đi phân lỏng.
    • Làm se khít lỗ chân lông
      • Phèn chua được biết đến còn có khả năng se khít lỗ chân lông. Phèn chua ít gây kích ứng, có độ an toàn cao nên có thể dùng cho những người nhạy cảm với các hoạt chất có tính acid.

Phèn chua có tác hại gì và nên dùng như thế nào?

  • Được biết, phèn chua có độ an toàn cao, ít gây kích ứng và không độc. Vì vậy khi sử dụng là an toàn.
  • Có nhiều cách để sử dụng phèn chua khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
  • Một số cách sùng thường gặp bạn có thể tham khảo:
    • Dùng phèn chua để rửa mặt có thể giúp loại bỏ bụi bẩn, giảm viêm và mụn trứng cá;
    • Hòa phèn chua với nước đun sôi để làm nước súc miệng hoặc thêm vào 1 ít muối ăn để gia tăng tác dụng sát khuẩn, làm sạch và giảm mùi hôi miệng.
    • Phèn chua tán bột mịn trộn với lòng trắng trứng làm mặt nạ đắp lên da có thể chữa mụn viêm và sẹo mụn. Thời gian để mặt nạ trên da từ 15 đến 20 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh. Có thể sử dụng 3 lần/ tuần.
    • Làm ướt phèn chua với một ít nước, sau đó massage nhẹ nhàng trên mặt để rửa sạch bụi bẩn và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa.
    • Với đường phèn dạng cục, có thể chà nhẹ lên vùng da xây xát hoặc vết thương hở để giảm tình trạng chảy máu.
    • Giảm tăng tiết mồ hôi và giảm mùi cơ thể bằng cách pha phèn chua với nước tắm.
    • Ngâm rửa thực phẩm trong nước lạnh khi đã pha với phèn chua giúp loại bỏ vi khuẩn và bảo quản thực phẩm lâu hơn.
    • Có thể dùng đường phèn trong chế biến thực phẩm (giảm vị đắng, tăng độ dẻo, trong và nở của món ăn).
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ