Phòng kỷ

Phòng kỷ là gì?

  • Phòng kỷ có tên khoa học là stephania tetrandrae S. Moore, thuộc họ tiết dê.

----------------------------------------------------

Tác dụng của phòng kỷ

  • Trong cây phòng kỷ có chứa các loại alkaloids ví dụ như menisine, menisidine, tetrandrine, cyclanoline, fanchinine, fangchinoline, dimethytetrandrine iodide. Ngoài ra, cây phòng kỷ còn có chứa các loại flavanoids khác. Do vậy, phòng kỷ có tác dụng làm giãn cơ vân. Vị thuốc phòng kỷ có tác dụng đưa huyết áp, độ giãn nở của tim và lưu lượng máu mạch vành trở về bình thường, giảm phì đại thất phải và chống rối loạn nhịp tim, đồng thời giảm kích thước vùng nhồi máu trên chuột. Hiện nay, cây phòng kỷ còn cho thấy có một vai trò trong điều trị ung thư vú, nhờ vào khả năng kháng ung thư bằng cách ngăn cản sự tăng sinh của tế bào, ngăn sự tân tạo mạch máu khối u, kích thích quá trình apoptosis và kháng viêm, chống oxy hóa, tăng độ nhạy cảm và giảm độc tính của xạ trị.
  • Cây phòng kỷ có tính đắng, vị hàn, quy kinh vào bàng quang, thận, tỳ. Khu phòng thấp, giảm đau, giảm phù và lợi tiểu. Phòng kỷ trị thủy thủng, tiểu tiện không thông, phong thủy cước khí sưng đau, phong thấp, nhọt lở. Tuy nhiên, phòng kỷ là vị thuốc có tính khổ hàn, không nên sử dụng nhiều, tránh tổn thương vị khí. Những người chán ăn và âm hư không có thấp nhiệt thì không nên sử dụng. Ngoài ra, cần lưu ý phân biệt phòng kỷ với các loại quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, hán trung phòng kỷ. Bởi vì chúng có cùng tên gọi nhưng là loại cây khác nhau và có thể gây độc trên thận.

Bài thuốc điều trị bệnh từ phòng kỷ

  • Một số bài thuốc điều trị bệnh có sử dụng vị thuốc phòng kỷ bao gồm:
    • Trị chứng phong thấp, đau nhức: chứng phong thấp có triệu chứng thấp nhiệt, chân tay đau mỏi, các khớp đỏ sưng đau và thường phối hợp với phòng kỷ, ý dĩ nhân, hoạt thạch, tàm sa, chi tử,...
    • Trị phong hàn thấp và đau nhức: phối hợp các vị thuốc như phòng kỷ, ma hoàng, phục linh và nhục quế trong điều trị phong hàn thấp.
    • Trị phù thủng, báng bụng, phù hai chi dưới, tiểu tiện không thông, cước khí: chuẩn bị các vị thuốc bao gồm phòng kỷ 4-5 gram, bạch truật 3-5 gram, hoàng kỳ 5 gram, sinh khương 3 gram, đại táo 3-4 gram và cam thảo 1,5-2 gram.
    • Trị phù toàn thân và tiểu tiện ngắn: các vị thuốc gồm có phòng kỷ 3 gram, hoàng kỳ 3 gram, phục linh 4-6 gram, quế chi 3 gram và cam thảo 2 gram.
    • Trị bụng báng thấp nhiệt: phòng kỷ 12-20 gram, tiêu mục 4-8 gram, đình lịch tử 12-20 gram và đại hoàng 8-12 gram.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ