Phòng phong là gì?
- Phòng phong hay còn được gọi là hồi thảo, sơn hoa trà, bỉnh phong và tên khoa học của nó là Ledebouriella seseloides wolff, với họ hoa tán có danh pháp khoa học là Apiaceae. Cây phòng phong được phân thành nhiều nhóm khác nhau như thiên phòng phong, xuyên phòng phong, trúc diệp phòng phong.
----------------------------------------------------
Cây phòng phong có tác dụng gì?
- Cây phòng phong là một vị thuốc và bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu đó là rễ phòng phong. Người ta thường lựa chọn các rễ phòng phong to khỏe, da mỏng, mịn và đầu rễ không có lông, cắt rễ thấy có màu nâu và giữa tâm có màu vàng nhạt. Khi rễ cây đạt được độ to thì có thể bắt đầu thu hoạch được. Cây phòng phong có chứa các thành phần hóa học như Manit, Phenol, Xanthotoxin, Phenola Glucosid, tinh dầu, acid hữu cơ, Manitol, Anomalin, Marmesin, Panaxynol Falcarinol, 10-diol , 8-Dien-4, Scopolatin, Falcarindiol, 8E-Heptadeca-1, 6-Diyn-3, Saposhnikovan,... nhờ đó mà cây phòng phong có công dụng bao gồm:
- Tác dụng kháng khuẩn: nước được sắc từ cây phòng phong có khả năng gây ức chế một số virus cúm cũng như một số loại vi khuẩn gây bệnh khác như Pseudomomas aeruginosa, staphylococus và shigella.
- Tác dụng giảm đau: theo trung dược học có ghi chép lại, khi tiêm hoặc uống nước sắc từ phòng phong có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau của chuột.
- Tác dụng điều hòa nhiệt độ: nước được sắc từ cây phòng phong có tác dụng thoái nhiệt.
- Loại trừ độc tính của phụ tử
- Chủ đầu phong, đau nhức xương khớp, chóng mặt, sợ gió, đau đầu, phiền, phong hành khắp toàn thân có dùng nước sắc phòng phong sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng.
- Hành kinh lạc, thư cân mạch, thông quan tiết, làm giảm đau mắt đỏ, lậu hạ, mồ hôi tự ra, trục thấp dâm, hoạt chi tiết, chỉ thống, mồ hôi trộm, chảy nước mắt sống, băng trung.
- Chủ trị 36 chứng phong, thông lợi ngũ tạng, ích thần, tâm phiền, thất thương, năng an thần, quân bình khí mạch, bổ trung, mắt sưng đau do phong, mồ hôi trộm, ngũ lao, định chí, cơ thể nặng nề.
- Trừ phong thấp, giải biểu và khu phong
- Trị ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt
- Thắng thấp, khu phong, phát hãn và giải biểu
Bài thuốc từ cây phòng phong
- Cây phòng phong là một dược liệu quý và được sử dụng trong một số bài thuốc điều trị bệnh như:
- Bài thuốc trị thương hàn, mụn nhọt và ban chẩn: sử dụng cam thảo, phòng phong dược liệu, liên kiều và chỉ tử, mỗi vị với số lượng bằng nhau đem đi tán bột, ngày uống từ 8-12 gram.
- Bài thuốc trị ngộ độc nguyên hoa, ô đầu và phụ tử: đem phòng phong nấu kỹ sau đó lấy nước cốt uống để giải độc.
- Bài thuốc trị nôn mửa, chóng mặt và phong đờm: các vị thuốc bao gồm nhân sâm 80 gram, sinh khương 160 gram, phục thần 120 gram, bạch truật 120 gram, quất bì 80 gram và phòng phong 80 gram đem sắc các vị thuốc trên và chia thành 4 lần uống.
- Bài thuốc trị khí trệ, phân có máu và phong nhiệt: sử dụng chỉ xác và phòng phong với lượng bằng nhau đem đi sắc uống.
- Bài thuốc trị khí hư: các vị thuốc gồm cam thảo sống 20 gram, bạch phục linh 20 gram, nhân trần 12gram, bạch thược 20 gram, chi tử 12 gram, sài hồ 4 gram, trần bì 4 gram và phòng phong 12 gram đem; sắc uống.
- Bài thuốc trị đau đầu, tiêu chảy, lỵ, đau bụng, ra mồ hôi: sử dụng hoàng cầm sao, phòng phong, thược dược sao mỗi vị thuốc 40 gram trộn đều và lấy 20-40 gram đem sắc uống.
- Bài thuốc trị mồ hôi trộm: sử dụng xuyên khung 40 gram, nhân sâm 20 gram và phòng phong 80 gram đem tán nhỏ thành bột. Sau đó sử dụng 12 gram đun với nước sôi uống trước khi đi ngủ.
- Bài thuốc trị đau đỉnh đầu hoặc đau nửa đầu: sử dụng phòng phong và bạch chỉ mỗi vị lấy số lượng bằng nhau. Sau đó trộn với mật và nặn thành viên to bằng viên đạn, mỗi lần dùng 1 viên với nước trà xanh.
- Bài thuốc trị đại tràng bị bí kết ở người cao tuổi: sử dụng phòng phong, bột mì và chỉ thực mỗi loại 40 gram với cam thảo 20 gram sao chung và đem đi tán bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram bột với nước sôi và dùng trước bữa ăn.
- Bài thuốc điều trị phụ nữ ra huyết nhiều hoặc bị băng trung: sử dụng phòng phong cắt đầu bỏ đuôi, nhặt sạch lông và nướng cho đến khi đỏ và tán thành bột, mỗi lần sử dụng với 4 gram rượu.
Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc phòng phong
- Những đối tượng kiêng kỵ vị thuốc phòng phong bao gồm:
- Theo ghi chép của lôi công bào chế dược tính giải thì nguyên khí hư yếu không nên sử dụng.
- Không nên sử dụng phòng phong với tình trạng huyết hư sinh phong và nhiệt cực sinh phong.
- Cẩn thận khi sử dụng cho trường hợp âm hư hỏa vượng.
- Không sử dụng phòng phong cho những trường hợp hen suyễn, có mồ hôi và phế hư.
- Chống chỉ định với trẻ nhỏ sau khi bị tiêu chảy kèm co giật, tỳ hư và phụ nữ sau khi sinh.