Progesterone

Progesterone là gì?

  • Progesterone là một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai của người và các loài khác. Nó cũng là một chất chuyển hóa trung gian chủ yếu trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên. Ngoài ra, progesterone còn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.

----------------------------------------------------

Công dụng

  • Progesterone được sử dụng để tạo ra chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh nhưng không có kinh nguyệt do thiếu progesterone trong cơ thể. Loại progesterone cũng được sử dụng để ngăn chặn phát triển quá mức trong niêm mạc tử cung ở phụ nữ hậu mãn kinh đang được điều trị thay thế hormone estrogen.
  • Progesterone cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.

Bạn nên dùng Progesterone như thế nào?

  • Progesterone được dùng điều trị trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như 6-12 ngày một lần trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Việc dùng thuốc theo đúng liều lượng là rất quan trọng để thuốc có hiệu quả. Bạn nên cố gắng không bỏ lỡ bất kỳ liều nào.
  • Progesterone đi kèm với hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả. Thực hiện theo hướng dẫn cẩn thận và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi.
  • Bạn nên uống thuốc với một ly nước đầy hoặc bôi kem progesterone lên da theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với dạng thuốc tiêm bắp, bác sĩ hoặc y tá sẽ tiêm cho bạn. Bạn cũng có thể nhận được hướng dẫn về cách sử dụng thuốc tiêm tại nhà. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng thuốc này ở nhà nếu bạn không biết cách tiêm và vứt bỏ kim tiêm đã sử dụng.
  • Progesterone có thể gây ra các sai lệch trong các xét nghiệm y tế nhất định. Hãy cho bác sĩ biết bạn đang sử dụng thuốc này.
  • Bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên trong khi đang sử dụng thuốc và đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ.

Bạn nên bảo quản Progesterone như thế nào?

  • Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

  • Liều dùng thuốc progesterone cho người lớn như thế nào?
    • Liều dùng thông thường cho người lớn bị mất kinh nguyệt:
      • Dạng thuốc uống: dùng progesterone 400mg uống mỗi tối trong 10 ngày.
      • Dạng thuốc tiêm : dùng 5-10mg tiêm bắp từ 6-8 ngày liên titp.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh chảy máu tử cung:
      • Dạng thuốc tiêm: dùng 5-10 mg tiêm bắp mỗi ngày 6 liều.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng sản nội mạc tử cung:
      • Dạng thuốc uống : dùng progesterone 200mg uống vào mỗi tối trong 12 ngày liên tục, chu kì 28 ngày.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy hormone progesterone:
      • Thuốc dùng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) là thuốc dạng gel:
        • Dùng 90 mg của gel 8%, mỗi ngày một lần ở âm đạo phụ nữ.
        • Dùng 90 mg của gel 8%, hai lần mỗi ngày ở âm đạo ở những bệnh nhân suy buồng trứng một phần hoặc toàn phần cần thay thế.
        • Nếu bạn có thai, điều trị bằng các gel bôi âm đạo có thể được tiếp tục cho đến khi nhau thai hoàn chỉnh là đạt được, thời gian có thể lên đến 10 đến 12 tuần.
  • Liều dùng thuốc progesterone cho trẻ em như thế nào?
    • Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Tác dụng phụ

  • Bạn có thể gặp tác dụng phụ bao gồm: phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
  • Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
    • Buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng;
    • Chóng mặt, cảm giác quay;
    • Nóng bừng;
    • Đau đầu nhẹ;
    • Đau khớp;
    • Đau ngực;
    • Ho;
    • Tăng trưởng tóc hoặc mụn;
    • Thay đổi trọng lượng;
    • Âm đạo ngứa, khô.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng:
    • Tê hoặc yếu đột ngột, đặc biệt là ở một bên của cơ thể;
    • Đau đầu đột ngột, nhầm lẫn, đau sau mắt, vấn đề với thị lực, lời nói hoặc cân bằng;
    • Tim đập nhanh;
    • Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, đau lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi, cảm giác không được khỏe;
    • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc đột xuất;
    • Đau nửa đầu;
    • Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (hoặc mắt);
    • Sưng ở tay, mắt cá chân hoặc bàn chân;
    • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
    • Khối u vú;
    • Triệu chứng của bệnh trầm cảm (khó ngủ, suy nhược, thay đổi tâm trạng).
  • Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

  • Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, bạn và bác sĩ cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc. Đối với thuốc này, bạn cần cân nhắc các điều sau đây:
    • Dị ứng
      • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với Progesterone hoặc bất kỳ loại thuốc khác, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn hoặc gói thành phần một cách cẩn thận.
    • Trẻ em
      • Nghiên cứu cho đến nay đã không chứng minh được các vấn đề gây ra cho trẻ em.
    • Người cao tuổi
      • Bệnh nhân cao tuổi có nhiều khả năng bị ung thư vú, đột quỵ hoặc mất trí, mà có thể yêu cầu thận trọng ở những bệnh nhân đang điều trị với progesterone.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

  • Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất bạn nên viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.
  • Dabrafenib;
  • Eslicarbazepine acetate.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc progesterone không?

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc progesterone?

  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
    • Chảy máu âm đạo bất thường;
    • Dị ứng với đậu phộng hoặc dầu đậu phộng;
    • Đông máu (huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi);
    • Ung thư vú;
    • Nhồi máu cơ tim;
    • Bệnh gan;
    • Đau tim;
    • Hen suyễn;
    • Bệnh tiểu đường;
    • Phù (cơ thể giữ nước hay sưng);
    • Bệnh lạc nội mạc tử cung;
    • Bệnh động kinh (co giật);
    • Bệnh tim;
    • Tăng canxi huyết (canxi trong máu cao);
    • Tăng cholesterol (cholesterol trong máu cao);
    • Cao huyết áp;
    • Bệnh thận;
    • Đau nửa đầu;
    • Bệnh ban đỏ (SLE);
    • Các vấn đề về tuyến giáp.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

  • Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

  • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ