Rifamycin

Rifamycin là gì?

  • Rifamycin là một loại thuốc kháng khuẩn.
  • Rifamycin thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn ansamycin và hoạt động bằng cách ức chế tiểu đơn vị beta của RNA polymerase phụ thuộc DNA của vi khuẩn, ngăn chặn một trong các bước trong quá trình phiên mã DNA.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Thuốc Rifamycin chỉ định trong các trường hợp sau:
    • Điều trị tiêu chảy của khách du lịch do các chủng Escherichia coli không xâm lấn ở người lớn.
    • Điều trị tại chỗ dạng chảy mũ tai có kèm thông khí màng nhĩ, kèm dẫn lưu hốc tai, viêm tai mạn tính không viêm xương kèm thủng màng nhĩ.
    • Chỉ định điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng tai ở người lớn và trẻ em.

Tương tác với các thuốc khác

  • Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Các thuốc tăng chuyển hóa khi kết hợp với  Rifamycin: Clopidogrel, brexpiprazole, cabozantinib, dienogest, erlotinib, everolimus, exemestane, gefitinib,  guanfacine, imatinib, irinotacan, ixabepilone, lapatinib, maraviroc,  praziquantel, quetiapine, vilazodone, vortioxetine, abiraterone, pentobarbital, carisoprodol, methohexital, thioridazine, primmidone, methylphenobarbital, proguanil, barbital, …
  • Các thuốc giảm chuyển hóa khi kết hợp với Rifamycin: Isoniazid, mycophenolate mofetil, mycophenolic acid,…
  • Tương tác với thực phẩm 
    • Không uống rượu khi sử dụng thuốc.

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc ở bệnh nhân quá mẫn với Rifamycin, bất kỳ chất kháng khuẩn nhóm rifamycin nào khác. 

Liều lượng & cách dùng

  • Liều dùng
    • Người lớn
      • Liều dùng thông thường trong điều trị tiêu chảy: Liều khuyến cáo: 2v x 2 lần/ngày trong 3 ngày.
      • Liều dùng thông thường trong điều trị về tai: Nhỏ 5 giọt x 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi tối, trong vòng 7 ngày.
    • Trẻ em
      • Liều dùng thông thường trong điều trị về tai: Nhỏ 3 giọt x 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi tối, trong vòng 7 ngày.
      • Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
  • Cách dùng
    • Viên nén Rifamycin có thể được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn. Nuốt toàn bộ viên nén Rifamycin. Không nghiền, bẻ hoặc nhai viên thuốc.
    • Thuốc Rifamycin dạng dung dịch chỉ dùng nhỏ tai, không được uống.

Tác dụng phụ

  • Khi sử dụng thuốc Rifamycin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
  • Thường gặp 
    • Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
      • Nhức đầu, táo bón.
      • Phát ban da hoặc dấu hiệu quá mẫn tại chỗ/toàn thân (bao gồm phản ứng phản vệ và co thắt phế quản).
      • Thuốc nhỏ tai làm tai có màu hồng.

Lưu ý

  • Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
  • Lưu ý chung
    • Rifamycin không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân bị tiêu chảy kèm theo sốt hoặc phân có máu hoặc do các tác nhân gây bệnh không phải là các chủng E. coli không xâm lấn. Ngừng Rifamycin nếu tiêu chảy nặng hơn hoặc kéo dài hơn 48 giờ và xem xét liệu pháp kháng khuẩn thay thế.
    • Khuyến cáo bệnh nhân rằng tiêu chảy là một vấn đề phổ biến do thuốc kháng khuẩn gây ra, bệnh này thường chấm dứt khi ngừng thuốc kháng khuẩn. Nếu nghi ngờ tiêu chảy do Clostridium difficile cần ngưng sử dụng thuốc rifamycin.
    • Bệnh nhân nên được tư vấn rằng thuốc kháng khuẩn bao gồm rifamycin natri chỉ nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc không điều trị nhiễm vi-rút (ví dụ, cảm lạnh thông thường).
    • Khi rifamycin natri được kê đơn để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh nhân nên được thông báo rằng mặc dù bệnh nhân thường cảm thấy tốt hơn sớm trong quá trình điều trị, nhưng thuốc nên được dùng đúng theo chỉ dẫn.
    • Bỏ qua liều hoặc không hoàn thành toàn bộ liệu trình có thể (1) làm giảm hiệu quả của việc điều trị ngay lập tức và (2) làm tăng khả năng vi khuẩn phát triển kháng thuốc và sẽ không thể điều trị được bằng rifamycin natri hoặc các thuốc kháng khuẩn khác trong tương lai.
    • Thuốc nhỏ tai: Không tiêm, không uống. Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc nhỏ tai khác. Trong quá trình sử dụng, hạn  chế tiếp xúc đầu nhỏ thuốc với  lỗ tai hoặc ngón tay, để hạn chế nguy cơ gây nhiễm bẩn.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai
    • Tất cả các trường hợp mang thai đều có nguy cơ cơ bản về dị tật bẩm sinh, mất thai hoặc các kết quả bất lợi khác.
    • Trong dân số Hoa Kỳ, nguy cơ ước tính của các dị tật bẩm sinh lớn và sẩy thai trong các trường hợp mang thai được công nhận lâm sàng lần lượt là 2 đến 4% và 15 đến 20%. Tư vấn cho phụ nữ có thai về nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
    • Do sự hấp thu toàn thân của rifamycin natri nên người mẹ không  sử dụng rifamycin natri đường uống sẽ khiến thai nhi tiếp xúc với thuốc.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú
    • Không có thông tin liên quan đến sự hiện diện của Rifamycin dùng đường uống trong sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ hoặc ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Rifamycin đã được chứng minh là có thể truyền vào sữa.
    • Cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc
    • Tác dụng phụ thường gặp của Rifamycin là nhức đầu nên cần thận trọng sử dụng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều

  • Quá liều và độc tính 
    • Đối với thuốc uống: Dùng quá liều có thể gây ra các triệu chứng tồi tệ hơn như buồn nôn, nôn, đau dạ dày, ngứa, đau đầu, thiếu năng lượng dẫn đến mất ý thức và da sẫm màu hoặc đổi màu, nước bọt, nước mắt, nước tiểu hoặc phân.
    • Đối với thuốc nhỏ tai: Chưa có báo cáo về dấu hiệu hoăc triệu chứng khi dùng quá liều.
  • Cách xử lý khi quá liều
    • Nếu sử dụng nhiều hơn liều chỉ định hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ.

Quên liều và xử trí

  • Nếu quên dùng một liều thuốc, dùng ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều đã quên nếu gần sát thời gian sử dụng liều kế tiếp. Không sử dụng gấp đôi liều thuốc để bù cho liều đã quên.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ