Sài hồ
Sài hồ là gì?
- Sài hồ hay còn được gọi là Bắc Sài Hồ, Sà Diệp Sài Hồ… thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) với tên khoa học là Bupleurum Chinense DC. Trong Đông y, Sài hồ là dược liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, giúp an thần.
----------------------------------------------------
Thành phần hóa học
- Trong Sài hồ có chứa các hợp chất thuộc nhiều nhóm thành phần như: Saikosaponin, tinh dầu, flavonoid…
- Theo nghiên cứu, hàm lượng các chất cao hay thấp còn tùy thuộc vào kích thước rễ:
- Hàm lượng saponin trong rễ là 1.69%, trong thân và lá là 0.29%.
- Hàm lượng tinh dầu trong rễ là 0.16% và trong thân là 0.05%.
- Trong lá và thân chứa thành phần rutin
- Ngoài ra, trong rễ Sài hồ còn chứa polysaccharide có hoạt tính sinh học là các bupleuran 2II b và 2II c.
Tác dụng của Sài hồ
- Theo y học cổ truyền
- Theo Đông y, vị thuốc này có tác dụng:
- Chữa chứng cảm mạo với biểu hiện lúc nóng lúc rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng.
- Chữa sốt rét.
- Điều trị sơ can giải uất, do uất thường gây ra chứng bệnh: suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, hysteria…
- Chữa các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy do thần kinh.
- Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.
- Điều trị chứng bệnh sa trực tràng, sa dạ dày…
- Theo Đông y, vị thuốc này có tác dụng:
- Theo y học hiện đại
- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, Sài hồ có tác dụng:
- Giảm đau, hạ sốt
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra, rễ Sài hồ có tác dụng hạ sốt. Nghiên cứu này đã được thực nghiệm trên thỏ. Cho thỏ đã được gây sốt uống Sài hồ (5g/1kg), thân nhiệt thỏ giảm xuống ở mức bình thường sau 1,5 giờ.
- Ngoài ra, trong dược liệu còn có hoạt chất Saponin, đây là thành phần có tác dụng giảm đau hiệu quả.
- Giúp an thần
- Nghiên cứu khoa học đã xác nhận tác dụng an thần của dược liệu, trong đó hoạt chất saikosaponin và saikogenin A có tác dụng an thần rõ rệt nhất. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm thành công trên chuột.
- Chống viêm
- Trong Sài hồ có saikosaponin – hoạt chất chống viêm hiệu quả. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh tác dụng hiệu quả của hoạt chất này.
- Điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Nghiên cứu trên chuột đã chứng minh cao chiết với nước nóng từ rễ Sài hồ bắc làm tăng đáp ứng kháng thể, ức chế sự biến đổi của tế bào lympo gây bởi chất tạo phân bào. Từ đó, giúp điều hòa và tăng cường miễn dịch.
- Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan
- Sài hồ được nghiên cứu là có tác dụng cải thiện chức năng gan, bảo vệ gan và phục hồi tổn thương gan.
- Thử nghiệm ở chuột đã chỉ ra, cao methanol trong dược liệu làm tăng sự phục hồi tổn thương gan cấp tính. Các saikosaponin còn giúp cải thiện chức năng gan, đồng thời dự phòng tổn thương gan và tăng tổng hợp protein ở gan.
- Giảm đau, hạ sốt
- Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, Sài hồ có tác dụng:
Liều lượng và cách dùng Sài hồ
- Liều dùng 4 – 16g/1 ngày. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay hãm.
Bài thuốc chữa bệnh từ Sài hồ
- Chữa cảm mạo
- Thành phần: 16g Sài hồ; Bán hạ, Hoàng cầm, Đảng sâm (mỗi loại 12g); Chích thảo, Đại táo mỗi loại 6g.
- Cách thực hiện:
- Tất cả dược liệu cho vào ấm, sắc cùng 500ml nước cho đến khi cạn còn 150ml nước.
- Dùng thuốc ngay khi còn nóng, uống ngày 2 lần.
- Áp dụng bài thuốc 2-3 ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện.
- Điều trị chóng mặt, buồn nôn, miệng đắng
- Thành phần: Sài hồ, Pháp bán hạ, Hoàng cầm, Đảng sâm (mỗi loại 12g); Sinh khương 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả.
- Cách dùng:
- Sắc hết phần dược liệu ở trên với 1 lít nước, đun sôi cho tới khi còn 500ml thì dừng lại.
- Chia thành 2 phần, dùng trong ngày, nên uống vào buổi sáng và tối.
- Chữa nhiễm khuẩn đường mật
- Thành phần: Sài hồ, Đại hoàng (mỗi loại 16g); Bạch thược, Uất kim, Hoàng cầm (mỗi loại 12g).
- Cách sắc thuốc:
- Các vị thuốc sắc với 500ml cho tới khi còn 200ml, uống hàng ngày.
- Nên dùng 10 – 15 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Trị viêm gan virus mạn tính
- Thành phần: Sài hồ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch thược (mỗi loại 12g); Phục linh, Bán hạ chế (mỗi loại 8g); Cam thảo bắc, Trần bì (mỗi loại 6g).
- Cách dùng:
- Sắc dược liệu trên với 500ml nước, thực hiện mỗi ngày một thang.
- Uống liên tục trong 15 ngày để thấy hiệu quả.
- Chữa mất ngủ
- Thành phần: Phục linh 10g; Long cốt, Bạch thược, Hoàng sầm, Bán hạ (mỗi loại 5g); vỏ hàu 20g; Sài hồ 4g; Duyên đơn, Quế chi, Cam thảo, Nhân sâm (mỗi loại 3g).
- Cách làm:
- Sắc tất cả dược liệu trên với 3 bát nước, đun cạn đến khi còn 1,5 bát nước thì dừng lại.
- Chia số thuốc đó thành 3 phần uống hết trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng Sài hồ
- Khi dùng bài thuốc từ Sài hồ cần lưu ý:
- Những bệnh nhân thường hay nóng bức trong người, lòng bàn tay chân nóng, đau đầu, mặt đỏ… không nên dùng Sài hồ.
- Phân biệt với Nam sài hồ/ Hải sài hồ (Pluchea pteropoda), loài thực vật thường mọc hoang ở ven biển.
- Không dùng cho người có hội chứng âm hư, can dương vượng và hỏa hư.
- Không sử dụng cho trường hợp triều nhiệt (sốt có định kỳ) và chứng ho do phế âm hư.
- Hội chứng can hỏa thượng nghịch (huyết áp cao có triệu chứng ù tai, đau đầu, chóng mặt) không nên dùng.
- Sài hồ có tác dụng điều kinh ở người bị rong kinh, trong khi đó hương phụ, huyền hồ được dùng trong trường hợp huyết ứ khiến máu kinh đóng cục, chậm kinh, bế kinh… Cần phân biệt để tránh dùng sai bài thuốc.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, người xơ gan và giãn tĩnh mạch thực quản.
- Tránh dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc ức chế miễn dịch như Daclizumab, Tacrolimus, Mycophenolate, Muromonab-CD3…
Bảo quản Sài hồ
- Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và ẩm mốc.
- Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Sài hồ. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.