Streptococcus pyogenes

Streptococcus pyogenes là gì?

  • Streptococcus pyogenes là nhóm những vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu, kích thước từ 0,6-1 µm, không di động, không sinh nha bào. Hình dạng quan sát được trên tiêu bản nhuộm chúng có thể xếp thành các chuỗi dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩn thuộc loại ưu-kỵ khí tùy nghi, tức có loài ưu khí, có loài kỵ khí, nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn phát triển là 37°C.

Phân loại liên cầu khuẩn?

  • Cấu trúc kháng nguyên của Streptococcus bao gồm Polysaccharide C (dựa vào cấu trúc này chia thành các nhóm từ A đến O), Protein M (có mối liên quan đến khả năng sinh độc lực và miễn dịch của vi khuẩn), Protein T (ít liên quan đến khả năng gây bệnh), Nucleoprotein (không đặc hiệu).
  • Liên cầu tiêu huyết  β (β hemolytic streptococci):
    • Nhóm A: Streptococcus pyogenes;
    • Nhóm B: Streptococcus agalactive;
    • Nhóm C và G;
    • Nhóm D: Streptococcus faecalis, Streptococcus faecium
  • Liên cầu không tiêu huyết nhóm β:
    • Streptoccus pneumonia;
    • Viridans streptococci;
    • Streptococcus suis.

Nhiễm liên cầu khuẩn gây ra những bệnh lý gì?

  • Trong phạm vi bài viết này, Docosan sẽ đưa đến cho các bạn khả năng gây bệnh của 2 nhóm liên khuẩn tiêu huyết β , đó là hai nhóm A và B.
  • Nhóm A – Streptococcus pyogenes: vi khuẩn có dạng hình cầu, xếp thành chuỗi, cho vòng tiêu huyết β lớn khi thực hiện nuôi cấy trên môi trường thạch máu.
  • Khả năng sinh độc tố: có khả năng tiết ra hơn 20 loại enzyme khác nhau và ngoại độc tố cũng có những cơ chế tác động đa dạng, có thể kể đến một số yếu tố quan trọng:
  • Hemolysin: phá hủy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đại thực bào, mang tính kháng nguyên mạnh, vào cơ thể người kích thích tạo kháng thể antistreptolysin O, định lượng kháng thể có giúp cho bệnh được chẩn đoán chính xác hơn.
  • Streptococcal pyogenic exotocin: siêu kháng nguyên gây phát ban của bệnh sốt tinh hồng nhiệt (sốt Scarlet) và góp phàn tạo ra hội chứng sốc nhiễm trùng liên cầu.
  • Hyaluronidase: phá hủy acid hyaluronic (chất cấu tạo mô liên kết).
  • Streptokinase: hoạt hóa plasminogen thành plasmin, tiêu sợi fibrin và protein khác.
  • Ngoài ra liên cầu các ngoại động tố, nội độc tố khác hiện vẫn đang được nghiên cứu, thảo luận.
  • Nhiễm khuẩn sinh mủ: viêm amidan, chốc lở, viêm quầng, viêm tấy, viêm đường mật, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc, viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, …
  • Nhiêm khuẩn không sinh mủ: bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlet), viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim.
  • Viêm cầu thận cấp: xảy ra thứ phát hậu nhiễm liên cầu khuẩn (viêm họng, viêm da… do S. pyogenes), xảy ra do phản ứng kháng nguyên kháng thể ở lớp màng đấy của cầu thận. Triệu chứng có thể gặp là hội chứng viêm thận (tiểu máu, huyết áp cao, suy thận), phù, tiểu đạm, …. Đa số bệnh nhân sẽ hồi phục, số ít sẽ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như phù phổi cấp, suy tim cấp, tổn thương thận cấp và bệnh não do tăng huyết áp.
  • Thấp khớp: bệnh cảnh sốt thấp khớp S. pyogenes gây ra sau một nhiễm khuẩn vùng hầu họng, bệnh tiến triển khi cơ thể bắt đầu sản xuất kháng thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, tuy nhiên kháng thể sinh ra có phản ứng chéo với kháng nguyên của mô tim và khớp đưa đến bệnh cảnh viêm khớp dạng thấp hay viêm cơ tim, thấp tim.
  • Nhóm B – Streptococcus agalactive, vi khuẩn thường trú tại đường sinh dục nữ, là một trong những tác nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn và viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Vi khuẩn cho kết quả CAMP test dương tính.

Chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn bằng cách nào?

  • Cơ sở y tế sẽ lấy mẫu bệnh phẩm, thường là mủ hay dịch tiết trên bề mặt vết thương, dịch viêm, mẫu phế họng hay ở đường hô hấp trên, đàm, máu, nước tiểu, sau đó kỹ thuật viên sẽ tiến hành nuôi cấy phân lập, định danh và làm kháng sinh đồ kèm theo.
  • Sau khi định danh được vi khuẩn, có thể xác định nhóm và typ liên cầu khuẩn đo thông qua kháng thể huỳnh quang. Chẩn đoán huyết thanh học khi cần xác định hiệu giá kháng thể chống Streptolysin O, kháng thể kháng streptohyaluronidase.
  • Phòng ngừa và điều trị bệnh do liên cầu khuẩn gây ra
  • Phòng bệnh:
    • Thực hiện tốt cac biện pháp vệ sinh chung tại các địa điểm như nhà trẻ, cơ sở y tế, nơi sản xuất thực phẩm, trường học, khu vui chơi, đặc biệt là tại khu vực đang sinh sống.
    • Hiện tại việc phòng bệnh đặc hiệu do liên cầu khuẩn vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do kháng nguyên của vi khuẩn có cấu trúc giống với tế bào tổ chức của cơ thể, gây ra phản ứng chéo với kháng thể tấn công vi khuẩn và đặc biệt là không có miễn dịch chéo giữa các nhóm. Hiện tại ở một số nước như Anh và Mỹ đã có vaccine đa giá để chống S. pneumonie.
    • Sử dụng kháng sinh dự phòng đối với bệnh nhân có bất thường van tim, van tim nhân tạo, phẫu thuật cắt lách, bệnh thấp khớp, nhiễm trùng hô haapsm nhiễm trùng ngoài da.
    • Đảm bảo nguyên tác vô khuẩn ở phòng phẫu thuật, hậu phẫu và phòng sanh.
  • Điều trị:
    • Kháng sinh: S. pyogenes còn nhạy với penicillin G. Đa số các trường hợp có thể dùng kháng sinh theo phác đồ trong thời gian đợi kết quả kháng sinh đồ ở hầu hết các trường hợp nhiễm liên cầu.
    • Điều trị hỗ tợ: chống sốc (trong nhiễm trùng huyết, shock nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, cắt lọc dẫn lưu dịch viêm, bồi hoàn nước và điện giải, nâng cao thể trạng cho người bệnh có khả năng chống chọi với bệnh tật.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ