Thuốc tím
Thuốc tím là gì?
- Thuốc tím chính là một loại chất rắn vô cơ không mùi có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch màu tím đặc trưng với lượng KMnO4 lớn, với ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sát khuẩn, tẩy trùng, y tế và thực phẩm.
- Khi thuốc tím ở dạng rắn sẽ có hình dạng kim màu tím còn nếu pha với nước ở nồng độ nhỏ sẽ tạo thành dung dịch màu đỏ hoặc tím nhạt còn nếu pha vào nước với lượng lớn thì sẽ tạo ra dung dịch màu tím đậm.
----------------------------------------------------
Đặc điểm và tính chất của thuốc tím là gì?
- Đặc tính của thuốc tím bao gồm:
- Khối lượng phân tử mol: 158.034 g/mol.
- Khối lượng riêng: 2.703 g/cm3.
- Điểm nóng chảy: 240 °C (513 K; 464 °F)
- Độ hòa tan: Phân hủy trong ancol và dung môi hữu cơ.
- Độ hòa tan trong nước: 6.38 g/100ml (20 °C) , 25 g/100ml (65 °C)
- Ngoài ra, những đặc điểm nổi bật của thuốc tím có thể kể đến như sau:
- Có khả năng phát nổ rất dễ, thậm chí là bốc cháy nếu kết hợp với các chất hữu cơ khác.
- Thuốc tím là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh, với khả năng nhận chất điện tử từ các chất khác và có thể oxi hóa cả vật chất hữu cơ cũng như vô cơ.
- Dễ dàng bị phân hủy nhiệt độ trên 200 độ C và có thể hòa tan được 6,4g KMnO4 trong 100g nước.
- Hiện nay thuốc tím được ứng dụng, sản xuất trong nhiều lĩnh vực đời sống cũng như được bán ra thị trường ở dạng tinh thể hoặc bột để tiện sử dụng.
Tác dụng và những ứng dụng của thuốc tím KMnO4 là gì?
- Sát trùng, diệt khuẩn
- Đầu tiên phải kể đến tác dụng sát trùng, diệt khuẩn của thuốc tím KMnO4 ở nồng độ thấp, nguồn nước nên chứa ít chất hữu cơ vì nếu chứa nhiều thì khả năng diệt khuẩn không thật sự hiệu quả.
- Thuốc tím còn dùng để tiêu diệt nấm, tảo nhờ vào sự oxi hóa trực tiếp liên quan đến màng tế bào, để phá hủy enzyme cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào.
- Người ta dùng thuốc tím để loại bỏ bụi bẩn bám vào các thiết bị, đường ống nước nên khả năng mắc bệnh tả, các bệnh liên quan đến nước cũng được giảm thiểu đáng kể. Có thể sử dụng dung dịch kali pemanganat pha loãng để rửa hoa quả, rau củ, dụng cụ nấu ăn
- Khử độc cho nước
- Thuốc tím Kali pemanganat được sử dụng để khử độc cho nguồn nước rất hiệu quả vì có phản ứng với nhiều chất độc hữu cơ. Sau khi bị oxi hóa thì chất độc sẽ không còn gây nguy hiểm nữa.
- Sử dụng thuốc tím trong y tế
- Thuốc tím được sử dụng để làm thuốc khử trùng cũng như diệt nấm mốc và điều trị các bệnh về da khác nhau như eczema, viêm da, mụn trứng cá và nhiễm nấm khác gây ra ở bàn tay và chân.
- Đối với những người bị các vết thương rỉ nước, có mủ hay bị phồng rộp thì hoàn toàn có thể điều trị bằng kali permanganat (đã pha loãng).
- Đặc biệt, giải pháp cấp tính giúp điều trị nấm chân của các vận động viên đó là ngâm chân, tay trong dung dịch kali pecmanganat trong nước khoảng 15 phút. Dung dịch Kali pemanganat có ứng dụng để sát khuẩn, tẩy rửa các vết thương hiệu quả, không gây nhiễm trùng.
- Điều trị bệnh cho cá với thuốc tím
- Do nhiễm trùng bên ngoài bởi các loài ký sinh, vi trùng và nấm nên rất nhiều loại bệnh của cá cảnh phát sinh nếu k được chạy chữa kịp thời thì bệnh sẽ dễ bị lây lan, phát triển dẫn đến việc cá chết hàng loạt.
- Thuốc tím được ứng dụng như một phương pháp điều trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm loét da hiệu quả, nó cũng giúp tăng cường chất lượng nước bằng việc giảm thiểu nhu cầu oxy hóa sinh học, phản ứng với các chất hữu cơ như vi khuẩn, tảo và các hạt.
- Đối với các ao nuôi, bể nhốt cá thì nên sử dụng từ 4 đến 8 mg/l thuốc tím để khử khuẩn nếu muốn sử dụng liều lượng cao hơn thì thời gian tiếp xúc phải thấp hơn.
Ứng dụng của thuốc tím trong xử lý nước sinh hoạt
- Thuốc tím được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
- Thuốc tím sử dụng trong thương mại thường tồn tại ở dạng tinh thể hoặc bột nên người dùng cần phải hòa tan thuốc vào nước trước khi rải xuống mặt ao.
- Sau khi rải thuốc tím xuống mặt ao thì hàm lượng PO3 trong nước sẽ hạ xuống, tuy nhiên tùy vào trường hợp chất hữu cơ có trong nước trong khoảng bao nhiêu mà người dùng có thể cân đối liều lượng sử dụng thuốc tím phù hợp.
- Nếu không để ý thì lượng thuốc sau khi phản ứng với chất hữu cơ có thể trở nên trung tính và không đủ để tiêu diệt mầm bệnh.
- Khi bắt đầu thì nên sử dụng khoảng 2mg/l để trong từ khoảng 8 đến 12 giờ nếu nước chuyển từ màu tím sang màu hồng thì không cần thêm lượng thuốc tím đã sử dụng nữa.
- Còn nếu trong 12 giờ mà màu nước chuyển sang màu nâu thì nghĩa là chưa đủ liều lượng thuốc tím trong nước mà cần thêm khoảng 1 - 2mg/l thuốc tím nữa.
- Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc tím để tắm cho các trong vòng 30 phút với nồng độ 10mg/l và khi sử dụng cách này thì cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi lớn của cá để có thể xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường, ngăn chặn lại hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- Đây chính là biện pháp thông thường được sử dụng trong nhiều ao nuôi đất, sau khi tắm với thuốc tím thì cá có thể ngâm trong dung dịch nước muối với nồng độ 02-1% vài ngày hoặc 1 tuần, tùy từng loại cá.
- Sử dụng thuốc tím trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì thuốc tím được sử dụng để khử mùi và tạo nên vị nước với liều lượng tối đa là 20mg/l còn với liều lượng 2 - 4mg/l thì thuốc tím có khả năng diệt khuẩn và ở liều lượng 50mg/l thì có khả năng diệt virus.
- Khi gặp phải loại nước có mùi hôi thối hoặc có vị lạ thì nguyên nhân chính là do nguồn nước bị nhiễm sắt nghiêm trọng và bạn phải sử dụng kali Pemanganat để xử lý oxy hóa mangan, sắt cũng như loại bỏ hợp chất gây mùi.
- Khi xuất hiện hiện tượng oxy hóa thì sắt cũng như mangan trong nước có thể khiến nước biến thành màu đen hoặc chuyển sang cam nâu.
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tím trong nước đó là cần tính toán chính xác lượng nước trong ao nhằm tránh lãng phí nước nhưng vẫn đủ độ tiêu diệt mầm bệnh.
- Thuốc tím thường được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào thì sẽ bị hỏng vì thuốc tím là chất oxi hóa mạnh.
- Trong quá trình xử lý thuốc tím có thể ảnh hưởng đến thủy sản chính vì vậy khoảng cách khi sử dụng thuốc tím ở lần thứ 1 và lần thứ 2 cần cách nhau ít nhất 4 ngày và thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm, cá.