Trạch tả
Trạch tả là gì?
- Trạch tả là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, thường mọc hoang dại ở các vùng nước nông hay khu vực ẩm ướt, nước ngọt, ví dụ như đầm lầy, bờ sông, bờ hồ.
----------------------------------------------------
Thành phần hóa học
- Thân rễ trạch tả chứa: Tinh dầu, chất nhựa 7%, protid, tinh bột 23%
- Các dẫn chất Triterpenoid: alisol A, Alisol B, alisol A monoacetat, alisol B monoacetat, alisol C, epialisol, 11-deoxyalisol C, alisol D và sitosterol 3-0-6 stearoyl-b-D glucopyranosid. Iod 6,10 mg/kg, Mn 1,2%.
- Sesquiterpen: alismol và alismoxid.
Tác dụng của Trạch tả
- Trong Đông y, Trạch tả được đùng làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu tiện ít, nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau buốt, chức phận của thận kém mà gây phù. Trạch tả còn được dùng để làm hạ cholesterol và lipid máu. Ngày dùng 6 - 12 g dưổi dạng thuốc sắc.
- Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong trạch tả chủ yếu chứa tinh dầu, chất bột. Các nghiên cứu trong phòng thực nghiệm cho thấy trạch tả có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ ức chế hàm lượng cholesterol và mỡ trong máu tăng cao ở thỏ; có tác dụng chống gan nhiễm mỡ và làm tăng lưu lượng mạch vành trên tim thỏ cô lập.
- Cao trạch tả có tác dụng hạ áp đối với chó và tác dụng hạ nhẹ đường huyết đối với thỏ. Trạch tả có thể đề phòng xơ hóa động mạch chủ, cải thiện thay đổi lipid và có tác dụng hỗ trợ chống thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trạch tả có tác dụng cải thiện gan nhiễm mỡ và chức năng gan suy giảm.
Lưu ý khi sử dụng Trạch tả
- Cây trạch tả là dược liệu lành tính không chứa độc. Các dấu hiệu nhận biết dị ứng cây trạch tả bao gồm:
- Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt;
- Vấn đề về da: Nổi mẩn, phát ban kèm ngứa ngáy toàn thân;
- Sưng phù mặt kèm theo sưng miệng;
- Khó thở, thở rít…
- Không dùng vị thuốc Trạch tả cho những đối tượng sau đây:
- Sợ Văn cáp, Hải cáp (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Thận hư, lâm khát, thủy thũng (theo (Y Học Nhập Môn).
- Thận hư, tinh thoát, không có thấp nhiệt (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Can thận hư nhiệt nhưng không phải do thấp, không thuộc thùy ẩm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).