Trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung là gì?

  • Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học Crinum latifolium L. (họ Amaryllidaceae), tên thường gọi như náng lá rộng, tỏi tơi lá rộng, tỏi Thái Lan. Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam) và phía Nam Trung Quốc.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Thành phần hoạt tính chính của Trinh nữ hoàng cung là các alcaloid (crinafoline, crinafolidine, crinamine, crinamidine…) có trong lá và các glucan (glucan A, glucan B) có trong thân rễ.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, lá của Trinh nữ hoàng cung được dùng để điều trị một số bệnh ung thư như ung thư tử cung, ung thư tiền liệt tuyến.

Công dụng của Trinh nữ hoàng cung

  • Hỗ trợ trị ung thư
    • Trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, Trinh nữ hoàng cung được sử dụng để ức chế sự phát triển của khối u, đặc biệt trong ung thư tiền liệt tuyến.
    • Có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng chống khối u (như ung thư cổ tử cung) của alcaloid crinamine trong dịch chiết lá cây Trinh nữ hoàng cung. Từ đó, thấy được công dụng tiềm năng của Trinh nữ hoàng cung trong phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung.
    • Một nghiên cứu in vitro đã chứng minh dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u ở chuột.
  • Chống oxy hóa
    • Trong một thử nghiệm in vitro, người ta thấy rằng Trinh nữ hoàng cung có khả năng loại bỏ gốc oxy hóa cao (gốc peroxyl) với giá trị ORAC là 1610 ± 150 µmol TE/g.
  • Kích thích hệ miễn dịch
    • Dịch chiết Trinh nữ hoàng cung được chứng minh giúp kích hoạt và kích thích tăng sinh tế bào T của tế bào đơn nhân người và cả trên chuột.
    • Một nghiên cứu invitro khác cũng thấy rằng dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có khả năng điều hòa miễn dịch trong các tế bào đơn nhân máu ngoại vi.
  • Chống viêm
    • Dịch chiết Trinh nữ hoàng cung có khả năng chống viêm mạnh trên các tế bào đơn nhân máu ngoại vi bằng cả hai con đường tăng sinh tế bào T và điều hòa miễn dịch các tế bào kích thích bởi mitogen.
  • Chống virus và ký sinh trùng
    • Một nghiên cứu invitro về hoạt tính tẩy giun sán của hoạt chất phenolic có trong lá Trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy phenolic có tác dụng gây độc cho tế bào giun sán.
    • Nghiên cứu khác đã cung cấp bằng chứng về tác dụng diệt virus gây suy giảm miễn dịch ở người của Trinh nữ hoàng cung. Nguyên nhân là nhờ lectin có trong loài cây này gắn đặc hiệu với mannose, một chất có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, từ đó làm bất hoạt virus gây hại.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
    • Nghiên cứu về hoạt tính hóa học của dịch chiết lá Trinh nữ hoàng cung cho thấy dịch chiết này có hoạt tính chống viêm cao thể hiện qua khả năng ức chế sản xuất oxit nitrit và TNF alpha trong tế bào RAW264.7. Ngoài ra, trong dịch chiết này còn có hàm lượng phenolic và lycorine cao, những chất chống oxy hóa có ảnh hưởng đến hoạt động chống viêm. Do đó, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho việc sử sụng Trinh nữ hoàng cung để hỗ trợ làm giảm đau khớp.

Cách dùng và lưu ý khi sử dụng Trinh nữ hoàng cung

  • Cách dùng
    • Tùy vào tình trạng bệnh lý mà Trinh nữ hoàng cung có liều lượng và cách dùng khác nhau.
    • Trinh nữ hoàng cung thường được chế biến bằng cách sắc phối hợp với các vị dược liệu khác trong các bài thuốc Y học cổ truyền.
    • Bệnh nhân chia uống 2-3 lần/ngày.
  • Lưu ý
    • Tác dụng phụ có thể gặp:
      • Hạ huyết áp.
      • Đau đầu, chóng mặt.
      • Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn).
      • Khát nước.

Tương tác thuốc

  • Đối với bệnh nhân đang dùng các loại thuốc điều trị khác, nếu muốn dùng Trinh nữ hoàng cung nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm như đậu xanh, rau muống khi đang uống Trinh nữ hoàng cung.

Thận trọng ở một số đối tượng

  • Không dùng Trinh nữ hoàng cung cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Thận trọng đối với các bệnh nhân có các bệnh nền về gan, thận.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ