Vắc xin phòng Thương hàn
Vắc xin phòng Thương hàn là gì?
- Vắc-xin thương hàn là vắc-xin bất hoạt (chết) dùng qua đường tiêm.
----------------------------------------------------
Vắc-xin thương hàn tiêm khi nào?
- Vắc-xin thường được sử dụng cho các đối tượng trong vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao, những người đi du lịch đến những nơi có dịch thương hàn. Cụ thể:
- Người tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh như người trong gia đình, hàng xóm,..
- Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi khuẩn Salmonella Typhi, nghiên cứu về vắc-xin thương hàn bất hoạt dạng tiêm
- Du khách nên được chủng ngừa ít nhất 2 tuần trước khi đi để vắc-xin có đủ thời gian phát huy tác dụng cụ thể du khách được tiêm 1 liều vắc-xin để bảo vệ.
Chống chỉ định
- Không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi;
- Các trường hợp có phản ứng nặng với liều trước đó của loại vắc-xin thương hàn không nên dùng liều tiếp theo;
- Phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của loại vắc-xin;
- Đang bị bệnh thương hàn;
- Mắc bệnh suy giảm miễn dịch HIV- AIDS, dùng corticoid kéo dài;
- Bị ung thư và đang được điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa chất.
Thận trọng khi sử dụng thuốc
- Không được tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu;
- Hoãn tiêm với người đang bị sốt cấp tính đợt tiến triển của bệnh mạn tính;
- Không được tiêm Typhim đường tĩnh mạch;
- Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc cấp cứu và các phương tiện y tế cần thiết để đề phòng các phản ứng quá mẫn, shock phản vệ sau khi tiêm vắc-xin.
- Vắc xin thương hàn tiêm mấy mũi
- Chỉ tiêm 1 mũi duy nhất cho tất cả các đối tượng.
- Tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần, nếu sinh sống trong vùng có nguy cơ cao hoặc đối tượng vẫn có nguy cơ phơi nhiễm.
- Cách dùng: Vắc-xin được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Tác dụng không mong muốn
- Đau, sưng, mẩn đỏ tại chỗ tiêm;
- Sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp;
- Rối loạn tiêu hóa có thể gặp như buồn nôn, đau bụng;
- Dị ứng, ngứa, phát ban, mày đay; phản ứng phản vệ tuy nhiên rất hiếm gặp.