Đạm đậu sị

Đạm đậu xị là gì?

  • Đạm đậu xị hay đậu đen, là thực vật có hoa thuộc họ Cánh bướm. Đạm đậu xị là một loại dược liệu đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu trong dân gian, có tác dụng tán nhiệt giải biểu, điều hoà dạ dày, trừ chứng bứt rứt.

----------------------------------------------------

Thành phần hoá học

  • Thành phần hoá học của Đạm đậu xị tương tự Đậu đen, bao gồm: Protid, chất béo, gluxit.
  • Muối khoáng: Calci, sắt, phospho, caroten, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP và vitamin C.
  • Acid amin thiết yếu: Lysin, methionin, alanin, valin, leucin, tryptophan, phenylalanin,, isoleucin, arginin và histidin.
  • Ngoài ra còn có một số men nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.

Công dụng

  • Theo y học cổ truyền
    • Đạm đậu xị có vị đắng tính hàn, quy vào hai kinh phế vị, tác dụng tán nhiệt giải biểu, trừ chứng bứt rứt, điều hoà dạ dày. 
    • Tùy vào cách chế biến mà tính vị của Đạm đậu xị có thể đắng hàn hay cay ôn. 
    • Dược liệu Đạm đậu xị có vị đắng, tính hàn, thường dùng trong điều trị tim hồi hộp không ngủ hoặc các chứng cảm mạo phong nhiệt (bài thuốc Thang chi tử thị); tính vị cay ôn dùng cho các chứng cảm mạo phong hàn (bài thuốc Thang thông thị).
  • Theo y học hiện đại
    • Hiện nay, Đạm đậu xị thường được dùng chữa trị các chứng cảm mạo, thương hàn, nhức đầu sốt, sốt rét, hai chân lạnh nhức, trong người phiền muộn. Ngoài ra còn được dùng để chữa lỵ.

Liều dùng & cách dùng

  • Mỗi ngày dùng 12 - 24g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Bài thuốc kinh nghiệm

  • Tim lợn hầm tương Đạm đậu xị
    • Tim lợn 1.000g, Đạm đậu xị 50g, hành, gừng, tương, dấm, rượu nhạt, các gia vị vừa đủ. Rửa sạch tim lợn, thêm ít nước và gia vị, hầm nhỏ lửa cho chín nhừ và cạn nước, tắt bếp để nguội, thái lát mỏng rồi ăn. Bài thuốc này rất tốt cho người tâm huyết hư hoặc hồi hộp lo âu, phụ nữ sau sinh hồi hộp tim nhịp nhanh, lo âu xúc cảm.
  • Trẻ con lên đơn, chảy nước
    • Sao Đạm đậu xị sao đến cháy và có khói. Chờ hết khói thì lấy hạt ra rồi tán nhỏ, hòa với mỡ heo hoặc dầu đậu phộng, dầu vừng, dầu thầu dầu và bôi lên nơi lở loét.
  • Mụn nhọt đinh độc
    • Nấu Đạm đậu xị cho nát nhừ, đắp vào nơi sưng đau. Dùng khoảng 3 - 4 lần sẽ thấy đỡ dần và khỏi.
  • Chữa hen suyễn tái phát lúc trở trời mưa; ăn uống không được, nằm ngồi không yên
    • Đạm đậu xị 40g, Khô phàn 12g, Thạch tín 4g, tất cả tán nhỏ và tạo viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng 7 - 9 viên, uống trước khi đi ngủ. Không dùng thức ăn nóng hoặc nước nóng khi đang uống thuốc này. Không nên dùng quá liều và thường chỉ dùng trong vòng 7 - 8 ngày.
  • Chữa viêm đường hô hấp trên, sốt, ho, đau họng, sốt không ra mồ hôi, đầy bụng
    • Bài thuốc Thông xị cát cánh thang: Sắc uống các vị thuốc sau: Đạm đậu xị 12 - 20g, Bạc hà 4 - 6g, Cam thảo 2 - 3g, Chi tử 8 - 12g, Cát cánh 4 - 6g, Thông bạch 3 - 5 múi.
  • Chữa chứng sốt đã phục hồi còn bứt rứt khó ngủ
    • Chi tử sinh khương xị thang: Đạm đậu xị 8g, Chi tử 12g và Gừng tươi 3 lát, sắc thuốc uống.
  • Trị huyết niệu 
    • 40 - 50g Đạm đậu xị phối hợp với Lộ lộ thông 40g, Địa cốt bì 20g, sắc nước uống.
  • Dùng cho phụ nữ muốn cai sữa
    • Mỗi lần dùng 20 - 80g Đạm đậu xị sắc uống 1 chén nhỏ còn lại dùng rửa vú.

Lưu ý

  • Không được dùng Đạm đậu xị cho phụ nữ đang cho con bú.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ