Đạm trúc diệp

Đạm trúc diệp là gì?

  • Đạm trúc diệp còn có tên gọi khác là cỏ lá tre, áp chích thảo, cỏ cú hoặc thủy trúc với tên gọi khoa học là Lophatherum glacile Brongn, thuộc họ lúa Poaceae.

----------------------------------------------------

Công dụng

  • Tác dụng dược lý theo Y Học Hiện Đại
    • Có nhiều thí nghiệm trên các loài chuột bạch, thỏ, mèo đã chứng minh rằng đạm trúc diệp có khả năng hạ sốt và những thành phần này tan chủ yếu trong nước.
    • Đạm trúc diệp có khả năng lợi tiểu nhưng yếu hơn mộc thông, trư linh.
    • Tuy nhiên các tác dụng trên vẫn còn đang được nghiên cứu thông qua thí nghiệm trên động vật nên cần thêm nhiều bằng chứng lâm sàng hơn nữa.
  • Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền
    • Đạm trúc diệp có vị ngọt nhạt, tính hàn. Tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, tiêu viêm, thanh nhiệt. Chủ trị tiểu khó và ra máu, chữa khát, viêm họng, sốt.

Các bài thuốc từ đạm trúc diệp

  • Bài 1: Chữa trị các chứng bệnh liên quan đến nhiệt, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, miệng khô, âm lưỡng thương, môi khô:
    • Nguyên liệu gồm: Đạm trúc diệp và nhân sâm mỗi vị 12g; 24g thạch cao; bán hạ và mạch đông mỗi vị 16g; 6g cam thảo, 32g ngạnh mễ. Sắc với nước rồi uống.
  • Bài 2: Chữa nóng sốt, đổ mồ hôi trộm:
    • Nguyên liệu: Đạm trúc diệp và thạch cao mỗi vị 12g; 20g cát căn. Sắc hỗn hợp trên và uống ngày 2 lần.
  • Bài 3: Chữa loét miệng do nóng trong người:
    • Nguyên liệu: Hoàng liên và cam thảo mỗi vị 5g; đạm trúc diệp, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 10g. Sắc hỗn hợp trên và uống mỗi ngày 2 lần.
  • Bài 4: Chữa đau họng:
    • Nguyên liệu: 3 củ thông bạch; 16g đạm đậu xị; sơn chi, cát cánh, đạm trúc diệp mỗi vị 12g; bạc hà và liên kiều mỗi vị 8g; 6g cam thảo. Sắc hỗn hợp trên và uống ngày 2 lần.
  • Bài 5: Chữa chứng mê man nói nhảm:
    • Nguyên liệu: Ý dĩ và hoạt thạch mỗi vị 24g; đạm trúc diệp tươi và phục linh mỗi vị 12g; bạch đậu khấu nhân và liên kiều mỗi vị 8g, 6g thông thảo. Sắc uống.
  • Bài 6: Vị thuốc đạm trúc diệp trị chứng mệt mỏi, chân tay rã rời:
    • Nguyên liệu: Đảng sâm và tô ngạnh mỗi vị 8g; thạch hộc và mạch môn đông 10g; hoàng liên và cam thảo mỗi vị 4g; đạm trúc diệp tươi và tri mẫu mỗi vị 12g; 32g ngạnh mễ. Sắc uống.
  • Bài 7: Chữa viêm niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt:
    • Nguyên liệu: 20g đạm trúc diệp; thông thảo, thiên hoa phấn, hoàng bá mỗi vị 10g; 6g sinh cam thảo 6g. Sắc mỗi ngày 1 thang uống 2-4 lần/ngày.
  • Bài 8: Trị ngộ độc thức ăn:
    • Nguyên liệu: Đạm trúc diệp, lá thường sơn, lá đơn răng cưa, lá găng trắng mỗi vị 10g.
    • Đem giã nát hỗn hợp trên rồi cho vào ít nước, lọc bỏ bã rồi uống mỗi ngày 3 lần.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ