Độc hoạt

Độc hoạt là gì?

  • Độc hoạt là loại dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời, chủ yếu được nhập vào nước ta từ Trung Quốc. 

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học của độc hoạt

  • Cây độc hoạt có chứa các thành phần hóa học quan trọng sau đây:
    • Dầu thực vật, Stearic acid, Scopoletin, Sterol, Palmitic acid, Tiglic acid, Oleic acid, Linoleic acid, Angeloi, Bergaptenostholum belliferone, Angelic acid, Angelicone.
    • Xanthotoxin, Bergapten, Osthol, Isoimperatorin, Columbianetin, Columbianetin acetate.
    • Columbianadin, Columbianetin-b-D-Glucopyranoside.
    • Ampubesol, Angelol D, G, B.
    • G-Aminobutyric acid

Tác dụng dược lý của độc hoạt

  • Độc hoạt là loại dược liệu quý với những tác dụng dược lý sau đây:
    • An thần, kháng viêm, giảm đau
    • Thuốc nước và thuốc sắc từ độc hoạt đều có công dụng hạ huyết áp tuy nhiên chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Nếu chích tĩnh mạch bằng độc hoạt thì còn mang đến công dụng làm hưng phấn trung khu hô hấp. Ngoài ra vị thuốc này còn chứa các thành phần có khả năng ức chế ngưng tập kết tiểu cầu khi thử nghiệm trên ống xét nghiệm.
    • Khi thử nghiệm trên thỏ, độc hoạt cho thấy công dụng chống co thắt đối với hồi tràng và chống loét bao tử
    • Một số nghiên cứu khoa học của Trung Quốc chỉ ra rằng độc hoạt có tên angolica dahunca có công dụng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn mủ xanh, đại trường, thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao.

Công dụng của cây độc hoạt

  • Vị thuốc độc hoạt có vị đắng hơi hắc, tính bình, mùi thơm đặc biệt, khi dùng hơi tê lưỡi. Theo Đông y, độc hoạt được sử dụng vào các mục đích sau:
    • Trừ phong thấp, giải biểu và chỉ thống
    • Khư phong và thắng thấp, tán hàn, chỉ thông
    • Chủ phong hàn, kim sang đối với những phụ nữ mắc chứng sán hà
    • Trị các loại phong và chứng đau khớp gây ra do phong
    • Trị bệnh lao tổn, phong độc đau, cơ địa ngứa ngáy khó chịu tay chân giật đau do dị ứng, nghịch khí, hen huyễn, phong thấp lạnh
    • Trị ngứa ngoài da hoặc thiếu âm đầu thông do thấp, trị phong thấp tý thống, phong hàn biểu chứng
    • Trị đau đầu, viêm phế quản mạn tính, đau lưng gối, co rút chân tay, phong hàn thấp tý
    • Trị phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi, phong thấp

Một số vị thuốc từ cây độc hoạt

  • Trị sưng đau răng: Nấu độc hoạt với rượu vào ngậm. Nếu không thấy tiến triển thì dùng 120g địa hoàng, 120g độc hoạt, tán nhỏ thành bột mịn, dùng 12g/lần sắc với một chén nước, uống khi còn nóng. Uống xong nằm nghỉ một chút rồi tiếp tục uống.
  • Trị bệnh cấm khẩu do trúng phong, lạnh toàn thân: 1 thăng rượu, 160g độc hoạt, sắc đến khi còn nửa thăng thì dùng.
  • Trị chứng không nói được do trúng phong: Sắc 40g độc hoạt với 2 thăng rượu đến khi còn 1 thăng. Đại đậu 5 chén sao, nấu cùng rượu nóng và dùng ngay khi còn nóng.
  • Trị phong hư sau sinh: Bạch tiễn bì, độc hoạt chuẩn bị mỗi loại 120g, sắc cùng 3 thăng nước đến khi cạn còn 2 thăng. Chia thuốc làm 3 phần uống trong ngày.
  • Trị đau nhức xương khớp: Đậu đen 6g, can khương, phụ tử chế và cam thảo mỗi vị 1,2g, nhân sâm 2g, hoàng kỳ, cát căn, bạch thược dược, đương quy, phục linh, độc hoạt mỗi vị 4g. Sắc lấy nước uống, chia làm 3 phần dùng trong ngày.
  • Trị chứng co rút chân tay, đau nhức lưng đùi, viêm khớp do phong thấp: 4g tế tân, 12g phòng phong, 12g tần giao, 12g độc hoạt sắc lấy nước uống. Hoặc có thể chuẩn bị 0,5kg độc hoạt nấu thành cao, dùng với nước 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê.
  • Trị táo bón, đau đầu, đau cơ thể, cảm mạo phong hàn: 4g sinh khương, 4g cam thảo, 8g đại hoàng, 3,2g xuyên khung, 4g ma hoàng, 8g độc hoạt, sắc uống.
  • Trị viêm phế quản mạn tính: Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g, nấu thành cao và uống 3 – 4 lần/ngày.
  • Trị vảy nến: Dùng độc hoạt cả đường uống và thoa ngoài da, kết hợp với phương pháp chiếu tia tử ngoại.

Lưu ý khi sử dụng độc hoạt

  • Độc hoạt cũng có chỉ định, chống chỉ định và một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy không nên dùng theo các bài thuốc kinh nghiệm dân gian hoặc tự ý sử dụng mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ