Ô tặc cốt
Ô tặc cốt là gì?
- Ô tặc cốt hay còn gọi là Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nang mực, Mai mực, thuộc họ Mực với danh pháp khoa học là Sepiidae.
----------------------------------------------------
Thành phần hóa học
- Ô tặc cốt có chứa các thành phần hóa học như iod, natri clorua, chất keo, phosphate, carbonate calci, một số chất hữu cơ,…
Tác dụng của Ô tặc cốt
- Theo y học cổ truyền
- Tính vị: Vị mặn, se và hơi ấm
- Quy kinh: Can và thận
- Công dụng: Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thấm thấp.
- Theo y học hiện đại
- Có tác dụng cầm máu do có chứa pectin. Ngoài ra thành phần này còn có khả năng bảo vệ vết loét dạ dày, thúc đẩy quá trình đông máu và hạn chế xuất huyết cơ quan tiêu hóa. Hỗ trợ sửa chữa các khiếm khuyết trong cấu trúc xương và thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo tế bào xương tổn thương. Axit carbonat có khả năng trung hòa acid dạ dày. Từ đó cải thiện các triệu chứng do dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức. Có khả năng hấp thụ chất nhầy và vi khuẩn gây hại.
Liều lượng và cách dùng Ô tặc cốt
- Uống 6 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
- Dùng ngoài rắc bột mai mực lên vết thương.
Bài thuốc chữa bệnh từ Ô tặc cốt
- Liễm huyết cầm máu:
- Bài 1: Thang cố xung: ô tặc cốt 16g, xuyến thảo 8g, tông thán 6g, ngũ bội 6g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, địa du 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng khi đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, phụ nữ băng huyết, chảy máu phổi, dạ dày.
- Bài 2: ô tặc cốt, phấn hoa tùng, liều lượng bằng nhau. Nghiền riêng từng vị, rây, trộn đều, thêm ít băng phiến, rắc lên vết thương, ấn hay buộc chặt. Trị chảy máu do chấn thương.
- Giảm chua, giảm đau: Dùng khi loét dạ dày, tá tràng, ợ chua dạ dày quá nhiều, đau dạ dày:
- Bài 1: ô tặc cốt 8 phần, diên hồ sách 1 phần, khô phàn 4 phần. Các vị nghiền chung thành bột mịn, thêm 6 phần mật làm hoàn. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g, uống sau bữa ăn.
- Bài 2 - Bột ô bối: ô tặc cốt 85%, bối mẫu 15%. Các vị nghiền thành thuốc bột. Mỗi lần uống 4g, uống trước bữa ăn.
- Thu thấp, thu mụn nhọt:
- Bài 1: ô tặc cốt, liều lượng vừa đủ, nghiền thành bột mịn, đắp vào chỗ đau (người có hoả độc nhiều thì thêm hoàng bá, hoàng liên). Dùng khi loét lâu không lành.
- Bài 2: ô tặc cốt, băng phiến. Các vị nghiền thành bột thật mịn. Chấm lên khoé mắt. Trị kéo màng.
- Cố kinh chỉ đới:
- Bài 1: ô tặc cốt 63g, than quán chúng 30g, tam thất 8g. Các vị nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần 12g, chiêu với nước đun sôi. Trị bạch đới.
- Bài 2: ô tặc cốt 16g, lộc giác sương 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, bạch chỉ 12g, bạch thược 12g, bạch vĩ 12g, mẫu lệ 12g, sơn dược 16g. Các vị nghiền thành bột, làm hoàn. Mỗi lần 8g, ngày uống 8 – 12g hoặc sắc uống. Trị xích bạch đới.
Lưu ý khi sử dụng Ô tặc cốt
- Người âm hư nhiệt nhiều không được dùng ô tặc cốt.
- Uống thuốc quá lâu, uống nhiều dễ bị táo bón, nên dùng thêm thuốc nhuận tràng.
Bảo quản Ô tặc cốt
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.