Quế
Quế là gì?
- Quế là một loại cây khá quen thuộc với đời sống, vừa có thể dùng làm gia vị vừa là một vị thuốc từ xa xưa đến nay. Trong chi Cinnamomum có rất nhiều loài quế khác nhau.
----------------------------------------------------
Thành phần hóa học
- Thành phần quan trọng nhất trong loài cây này là tinh dầu. Ở quế Việt Nam, tinh dầu chiếm khoảng 1–5%, trong đó có khoảng 95% aldehyd cinnamic.
- Đối với Tây y hay thị trường quốc tế, người ta thường căn cứ vào tỷ lệ tinh dầu trong dược liệu này mà phân định loại tốt hay kém.
Tác dụng
- Trong Tây y, tác dụng của quế gồm kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
- Trong Đông y, công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường… Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.
- Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.
Liều dùng, cách dùng
- Liều dùng loại thảo dược này sẽ khác nhau tùy từng đối tượng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác của người sử dụng. Hãy trao đổi với thầy thuốc để có được liều dùng phù hợp.
- Liều lượng dùng của quế theo từng dạng bào chế thường là:
- Bột: 0,05–5g/ ngày
- Rượu: 5–15g/ ngày
- Siro: 30–69g/ ngày
- Trong dân gian, người ta sử dụng dược liệu này như sau: lấy miếng quế mài với nước để uống hoặc pha như pha trà. Gọt quế thành những miếng mỏng cho vào chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi rót nước ngay bỏ đi. Sau đó, cho thêm nước sôi lần thứ hai, chờ cho ngấm, để nguội rồi uống. Uống hết lại pha thêm nước sôi vào. Một lượt quế có thể pha 2–3 lần nước, loại tốt có thể pha tới 5–6 lần nước.
Tác dụng phụ
- Sử dụng dược liệu này có thể khiến bạn gặp một số tác dụng không mong muốn như:
- Viêm miệng, viêm lưỡi, viêm nướu
- Chán ăn
- Dị ứng
- Hạ đường huyết
- Có vấn đề hô hấp
- Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng, hãy thông báo ngay với bác sĩ.
Thận trọng, lưu ý
- Lưu trữ quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm. Đới với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
- Một số đối tượng nên thận trọng hoặc không dùng dược liệu này:
- Không dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không dùng lượng lớn bột quế vì có thể bay vào mũi gây ngạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp.
- Người âm hư dương thịnh không được dùng.
Quế có thể tương tác với những gì?
- Loại thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.
- Quế có thể tương tác với một số loại thuốc, nhóm thuốc như:
- Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh tim hay gan
- Các thuốc có độc tính trên gan như paracetamol, nhóm thuốc statin
Những bài thuốc thường gặp
- Tác dụng của quế trong các bài thuốc dân gian
- Chữa cảm mạo:
- Quế chi thang: Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả, nước 600ml. Đem sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (uống nóng).
- Chữa tiêu chảy:
- Vỏ thân quế 4–8g, gạo nếp rang vàng 10g, hạt cau già 4g, gừng nướng 2 lát. Tất cả đem sắc nước uống.
- Chữa suy nhược cơ thể do bệnh đường tiêu hóa:
- Nhục quế 4g, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đại táo mỗi vị 12g, trần bì, ngũ vị tử mỗi vị 6g, cam thảo 4g, gừng 2g. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:
- Quế chi 8g, hoàng kỳ 16g, đại táo 12g, hương phụ, bạch thược mỗi vị 8g, sinh khương, cam thảo, cao lương khương mỗi vị 6g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa kinh nguyệt không đều, chậm kinh:
- Nhục quế 4g, bạch truật, đảng sâm, bạch thược, hoàng kỳ mỗi vị 12g, phục linh, thục địa, xuyên khung, đương quy mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa viêm mũi dị ứng:
- Quế chi 8g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g, bạch truật 8g, phòng phong, đại táo mỗi vị 6g, gừng 2g. Nếu viêm cấp tính chảy nước mũi nhiều, thêm ma hoàng 4g, tế tân 6g. Nếu mệt mỏi, ăn kém, thêm đảng sâm 16g, kha tử 6g.
- Chữa cảm mạo: