Rau má là gì?
- Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới.
----------------------------------------------------
Rau má có tác dụng gì?
- Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má
- Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- Bệnh zona
- Bệnh phong, tả, lỵ
- Bệnh giang mai
- Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),
- Lao và bệnh sán máng.
- Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
- Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.
- Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.
- Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.
- Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.
Ăn rau má như thế nào thì tốt? Liều dùng bao nhiêu là đủ?
- Để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:
- Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
- Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
- Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp
Một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má chữa bệnh
- Giải nhiệt chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt...: Sử dụng 30-100g rau má tươi giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày. Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.
- Vàng da do thấp nhiệt: Lấy 30-40g rau má, 30g đường phèn, sắc uống.
- Tiểu tiện ra máu: chuẩn bị ích mẫu thảo và rau má mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
- Bệnh sởi: chuẩn bị 30-60g rau má, sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu.
- Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): lấy 30g rau má sắc với uống với nước gạo.
- Sốt xuất huyết: Sử dụng 30-100g rau má tươi sắc uống có thể thêm cỏ mực.
- Táo bón: Lấy 30g rau má giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.
- Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Lấy rau má và vỏ quả cau sắc uống. Có thể pha thêm một chút rượu thì hiệu quả càng cao.
- Hành kinh đau bụng đau lưng: Sử dụng rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con ( tương đương khoảng 30g).